Nếu công cụ tìm kiếm không biết đến tồn tại của web bạn, cơ hội xếp hạng web là zero. Thật ra mà nói! Phải mất 1 khoảng thời gian để các con bọ tìm kiếm phát hiện ra một website mới. Bạn thử tìm 1 website 2-3 ngày tuổi xem, khả năng lớn là bạn chẳng thể tìm thấy chúng đâu. À, xác suất này lên đến 90%. Có cả trường hợp, website chính thức hoạt động được vài tuần mà vẫn chẳng tìm thấy chúng ở đâu trên Google/Bing/Yahoo.

Nếu bạn đang đọc bài viết này, tôi đoán bạn là một trong số những người gặp vấn đề này. Phải không? Bạn đã tìm đúng nơi rồi. Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cách giúp url submit Url lên Google lên các công cụ tìm kiếm. Hay hiểu đơn giản là khai báo website với google (đăng ký website với google), và các công cụ tìm kiếm khác.

Giờ thì bắt đầu nhé!


Sự thật Google ngừng hỗ trợ submit URL/website

Ngày 25/7/2018, các nhà quản trị web của Google chính thức công bố khai tử tính năng submit URL Google.

Bạn có thể xem thông tin ở hình ảnh bên dưới:

Thông báo chính thức của Google ngừng hỗ trợ tính năng submit url/website

Google không thông báo nguyên nhân ngừng hỗ trợ tính năng Goolge submit url công khai. Tuy nhiên Google vẫn vui vẻ nếu bạn submit url trên công cụ Google Search Console (hay là Google Webmaster tools submit url) hoặc khai báo Google trực tiếp sitemap của cả website.

Và trong tất cả thông báo, Google đều điều hướng người dùng sử dụng công cụ Google Search Console để submit url/website.

Vậy làm sao để submit url lên Google Search Console? Để tôi hướng dẫn chi tiết.

Cách Google submit URL hiệu quả

Cách submit website/URL bằng công cụ Google Search Console

Nếu bạn chưa xác minh hay khai báo web với Google trên Công cụ Quản trị Trang web (GG Webmaster tool submit) – hay còn gọi là Google Search Console thì đây sẽ là bước đầu tiên của bạn.

Vậy là bạn đã xác minh xong trang web của mình rồi.

Có 2 cách cực đơn giản để Google bot nhận ra, crawl và index bài viết bạn nhanh chóng.

#1: Submit sitemap.xml của website

Ở bài viết này, tôi sẽ không đi cụ thể vào cách tạo sitemap cho website.

Một số website / công cụ sẽ tự động tạo nhiều kiểu sitemap khác nhau phần đuôi (ví dụ: post_sitemap.xml và page_sitemap.xml). Ví dụ: https://www.xml-sitemaps.com/

Bạn không cần để tâm quá vào vấn đề này. Chỉ cần thêm tất cả chúng vào Search Console thôi ^^! Xong! Thế là website bạn đã được Google submit rồi đấy.

#2: Submit từng URL bài viết cần index

Theo bạn, cách để Google index là gì? Trong trang chủ của Google Search Console (webmaster tool submit), điền link url bạn cần index vào khung này.

Cách submit từng url lên Google Search Console

Tiếp tục click vào “Request indexing” – Yêu cầu lập chỉ mục cho url

Yêu cầu Google index url trên Google Search Console (webmaster tool submit)

Chờ đợi vài giây là hoàn tất. Done!!! Xong rồi đấy.

Note: Tùy website, Search Console (webmaster tool submit) sẽ giới hạn số lượng add url google submit trong ngày để hạn chế tình trạng spam.

 


Một số cách submit URL Google khác

Dưới đây là một số cách index Google nhanh chóng bạn có thể tham khảo:

  • Dùng một số dịch vụ Google index url/website có trả phí bên ngoài:
    • elitelinkindexer.com
    • www.expressindexer.solutions
    • www.instantlinkindexer.com
    • larindex.com (có cả hình thức miễn phí + trả phí)
  • Đăng tải bài viết trên mạng xã hội: Facebook, youtube, Google My Business, ... Tốc độ index tăng nhanh đáng kể.
  • Chạy google ads cho bài viết nếu có thể. Điều này sẽ khiến bài viết nhận traffic ngay khi vừa publish, bên cạnh độ tin cậy của một website.

Lưu ý:

Nếu chỉ submit URL lên Google thì cũng chưa thể chắc chắn là website của bạn sẽ được index. Do vậy, quan trọng hơn bạn phải xác minh xem website có được index không bằng cách sau đây.


Làm thế nào để đảm bảo rằng website đã được index (lập chỉ mục)

Kiểm tra bằng cách add URL Google cần kiểm tra để search thử trên Google là cách nhanh nhất.

Cách submit url/website lên Google

Nếu muốn kiểm tra tất cả các trang đã được Google index trên 1 website thì chỉ cần nhập “site:www.tên-domain.com

Kiểm tra google add url đã được công cụ tìm kiếm index hay chưa?

Không thấy gì cả ư? Vậy đích thực website bạn chưa được index rồi. Cũng đừng quá lo lắng khi tình trạng này xảy ra trong vài ngày sau khi bạn submit google. Nhưng nếu tình trạng kéo dài đến vài tuần thì có vấn đề rồi.

Cách khắc phục khi url/website không được index

Làm gì khi Google không index bài viết mà bạn đã khai báo? Hãy thử kiểm tra các lỗi phổ biến sau đây:

#1. Trang web có thẻ noindex

Thẻ này thông báo cho Google và các công cụ tìm kiếm khác rằng nó không cần index trang này. Vì vậy, khi submit những trang có gắn thẻ noindex, Google sẽ báo lỗi: URL đã gửi được đánh dấu ‘noindex’.

Vậy cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Bạn có thể kiểm tra liệu có thẻ noindex trên một trang web hay không bằng cách tìm kiếm trong code HTML có chi tiết này:

<meta name = “googlebot” content = “noindex”> hoặc <meta name = “robots” content = “noindex”>, x-robots-tag: noindex;

Nếu có thì có thể xóa bỏ nó (nếu cần).

#2. Lỗi chặn index bằng file robots.txt

Mọi trang web đều có robots.txt. File này cho phép hoặc giới hạn các con bot tìm kiếm thu thập thông tin. Chẳng hạn, bot Google có thể/bị cấm thu thập dữ liệu ở một số trang và có trang nó có thể index hoặc không index.

Bạn có thể kiểm tra xem URL có bị robots.txt chặn không bằng Công cụ thử nghiệm Robots của Google. Truy cập:

https://www.google.com/webmasters/tools/robots-testing-tool/

Đơn giản chỉ cần nhập một Google URL submit vào và bạn sẽ thấy nó có bị chặn hay không.

#3. Lỗi chặn index bởi file .htaccess

Htaccess là một tập hợp các trang web chạy trên các máy chủ web Apache. Trên thế giới có khoảng 50% các trang web chạy ở đây. (https://w3techs.com/technologies/details/ws-apache/all/all )).

Nếu file .htaccess của bạn chứa dòng mã sau: Header set X-Robots-Tag “noindex, nofollow”, thì bạn cần xóa nó đi để cho phép Googlebot index trang web.

Nếu kiểm tra cả 3 lỗi trên mà không thấy vần đề gì thì có thể nó rơi vào trường hợp này.

Website không được index vì nó không cung cấp đủ giá trị.

Cũng có khả năng, website đang có vài vấn đề kỹ thuật lớn. Trong trường hợp này, bạn cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia SEO.

Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không gặp bất kỳ vấn đề index google nào, web của bạn cũng không hiển thị trên trang đầu cho các keyword bạn đang nhắm mục tiêu.

Ví dụ: Nếu bạn có một trang về YouTube SEO, bạn sẽ không phải là người xếp hạng số một trong Google về thuật ngữ “YouTube SEO” chỉ vì bạn đã gửi nó lên các công cụ tìm kiếm.

Cách Index Google nhanh thực sự không khó. Nhưng để xếp hạng cao thì không hề dễ, nó đòi hỏi bạn cần có thời gian và công sức. Vì vậy, một lộ trình SEO cụ thể sẽ cần thiết cho bạn lúc này. Bắt đầu nào!

 


Tại sao submit URL lên Google khác với xếp hạng từ khóa?

Mỗi truy vấn tìm kiếm trên Google trả về hàng ngàn kết quả, nếu không thì hàng triệu kết quả.

Nhưng mọi người không bao giờ click ngoài trang kết quả đầu tiên (chỉ hiển thị 10 trang web). Có nghĩa là sẽ có ít hoặc không traffic cho những người xếp hạng từ vị trí 11+ trở đi. Vì vậy, khi website bạn được google index không có nghĩa là sẽ có traffic từ Google vào đâu nhé.

Nếu bạn muốn có traffic vào từ Google, bạn cần phải xếp hạng trong top 10 (hoặc lý tưởng nhất là top 3).

Vậy làm thế nào để bạn xếp hạng trong Top 10?

Trong chiến lược ngắn hạn, bạn cần backlinks. Google đếm các backlink trỏ về website bạn từ các trang web khác dưới dạng phiếu bầu.

Khi một chủ đề xuất hiện ở 2 trang khác nhau thì trang nào có nhiều backlink hơn thì được xếp hạng cao hơn. Nhìn chung thì, càng có nhiều link đến bạn, thì bạn càng xếp hạng cao hơn.

Thống kê backlink trỏ về website trên công cụ Ahrefs để tăng thứ hạng website

Trong ví dụ này, nếu bạn muốn xếp hạng số 2, bạn sẽ cần 83,263+ backlink. Bởi vì trang web xếp hạng 2 đang nắm số lượng 82,263 backlinks.

Cũng có trường hợp thế này, một website có ít backlink hơn đối thủ rất nhiều vẫn xếp hạng cao. Những website này có backlinks chất lượng rất cao và liên quan đến chủ đề của trang đó.

 

Cho nên, bạn nên có tư duy nhắm vào mục đích chất lượng hơn số lượng khi xây dựng liên kết nhé.

 

Tuy nhiên, backlink không phải là yếu tố quan trọng duy nhất. Bạn cũng cần đảm bảo rằng công việc SEO nhắm đúng vào các từ khóa mục tiêu.

Tại sao bạn vẫn nên đưa website lên Google?

Google không được xây dựng để dựa vào các thao tác thủ công. Mà nó là những con bot tự động. Đó là lý do tại sao Google cần thu thập liên tục rất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để khám phá các website mới (và google index chúng liên tục).

Về cơ bản, chúng thu thập thông tin từ các link mới được thêm vào các trang web sau đó sẽ theo dấu các link này để xem chúng dẫn đến đâu. Nếu link này dẫn đến một nội dung hữu ích, Google sẽ thêm các trang đó vào để index.

Đây cũng là lý do tại sao link lại quan trọng như vậy!

3 Lý do bạn nên submit url lên google

Một vài lí do sau đây để giải thích vì sao bạn vẫn nên submit url google của bạn mặc dù không phải lúc nào cũng cần làm vậy.

  1. Cẩn thận ngay từ ban đầu vẫn hơn là hối tiếc về sau. Google vẫn có thể sẽ có thể tìm thấy trang web bạn cả khi bạn không submit url goolge. Nhưng tôi nghĩ vẫn nên làm. Việc này chỉ mất có 1, 2 phút gì thôi.
  2. Google không thể khám phá mọi thứ thông qua thu thập thông tin. Nếu bạn gửi trang web của mình qua Google Search Console, bạn sẽ có cơ hội cung cấp Google thêm một vài thông tin hữu ích khác về trang web mình. Đây là những thông tin mà các con bọ có thể không tiếp cận được.
  3. Submit url Google sẽ giúp cải thiện trang web của bạn. Google sẽ thường xuyên thông báo tình trạng website thông qua Công cụ Quản trị Trang. Nếu có vấn đề/ lỗi xảy ra trên trang web, bạn sẽ dễ dàng sửa lỗi hơn.

Nếu bạn đã submit/ping url Google rồi, thì thỉnh thoảng vẫn có thể submit url Google lại lần nữa nếu:

  1. Khi bạn thay đổi/cập nhật một trang bất kì và muốn thông báo đến các công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm không thể thu thập lại toàn bộ web trong một ngày. Do đó rất có thể trang nội dung của bạn sẽ không được google index.
  2. Sau khi sửa lỗi trên trang web xong. Đôi khi Google gửi thông báo cho bạn các lỗi thu thập dữ liệu hoặc lỗi 404 trong Search Console. Lúc này bạn nên submit link của website để Google thu thập lại thông tin sau khi sửa lỗi xong.

7 Mẹo tăng tốc Google Index bài viết 

1. Tối ưu phiên bản Mobile

Khi xu hướng sử dụng điện thoại lướt website ngày càng tăng, việc tối ưu các trang web dưới dạng phiên bản Mobile là rất cần thiết. Để thực hiện được điều này, bạn cần chú ý đến những kỹ thuật sau:

  • Thiết kế website phiên bản Mobile.
  • Chèn thẻ meta trong nội dung bài viết.
  • Giảm thiểu tài nguyên trên website.
  • Gắn thẻ các trang bằng bộ đệm AMP.
  • Tối ưu hóa hình ảnh trong bài viết.
  • Giảm kích thước của yếu tố giao diện người dùng (UI-User Interface) trên website.

Sau khi thiết lập xong, hãy chạy thử Website của bạn trên các nền tảng điện thoại và qua Google Pagespeed Insights để đảm bảo tốc độ trang chạy nhanh, ổn định.

2. Xây dựng Plan sản xuất bài viết định kỳ, chăm sóc, cải thiện sức khỏe website liên tục

Việc xây dựng Plan sản xuất Content định kỳ là một giải pháp thông minh để tăng tốc Google Index bài viết. Cụ thể hơn, khi bạn thường xuyên chăm sóc sức khỏe Website, các công cụ tìm kiếm sẽ được thông báo để thu thập thông tin nhằm tiếp cận đối tượng người đọc tiềm năng. 

Đồng thời, Google cũng hiểu rằng Website của bạn đang được cải tiến, do đó những công cụ tìm kiếm sẽ thu thập dữ liệu trang web thường xuyên hơn. 

3. Giảm tài nguyên trên website và tăng tốc độ tải

Tình trạng các bài viết không được tối ưu hóa hình ảnh dẫn đến việc Google phải làm việc hết công suất để thu thập dữ liệu. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu của website và giảm khả năng Google Index trang web.

Cụ thể hơn, các công cụ tìm kiếm gặp khó khăn khi thu thập dữ liệu các yếu tố phụ trợ của trang web bạn. Thậm chí những tài nguyên như Flash và CSS cũng làm giảm hiệu suất hoạt động của Website trên nền tảng di động. Do đó, để đảm bảo Google Index ổn định, bạn hãy giảm tài nguyên trên website và tăng tốc độ tải trang.

4. Chỉnh sửa các trang bằng thẻ No index

Thẻ Noindex được gắn khi các trang bị trùng lặp hoặc được thiết lập dành cho những người dùng đặc biệt. Và nếu bạn muốn chặn Google tìm kiếm thấy trang web của bạn, hãy sử dụng thẻ No Index. 

5. Setting tỷ lệ Crawl

Trong phiên bản cũ của Google Search Console, bạn có thể tùy chỉnh tỷ lệ Crawl nếu trình thu thập dữ của Google gây ảnh hưởng tiêu cực đến trang web của bạn. Điều này cũng cho phép trang web của bạn thêm thời gian để thay đổi nếu nó đang được thiết kế lại. 

6. Loại bỏ các content bị Duplicate

Việc xuất hiện các content trùng lặp sẽ làm chậm tốc độ Google Index trang web và tốn ngân sách thu thập dữ liệu của bạn. Để xử lý tình trạng này, bạn hãy chặn trang web được lập chỉ mục hoặc đặt một thẻ Canonical trên page mà bạn muốn Index.

Đồng thời, quá trình tối ưu hóa các thẻ meta của từng trang riêng lẻ cũng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng nhận nhầm nội dung tương tự của các công cụ tìm kiếm. 

7. Chặn các trang mà bạn không muốn Google Crawl thu thập thông tin

Để chặn các trang bạn không muốn Google Crawl thu thập dữ liệu, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:

  • Đặt một thẻ No Index.
  • Sử dụng URL trong tệp Robots.txt.
  • Xóa các trang cùng một lúc.

Đồng thời, hành động này cũng góp phần giúp quá trình thu thập thông tin của bạn diễn ra hiệu quả hơn, tránh trường hợp các công cụ tìm kiếm nhận nhầm nội dung trùng lặp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các cách sau:

  • Phát tán nội dung trên các social media như: Google+, Twitter, Facebook, Reddit, Pinterest… ngay khi bài viết bạn được xuất bản.
  • Xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO, tạo Sitemap bằng Tool chất lượng.
  • Nội dung bài viết cần phải đảm bảo chất lượng, độc nhất, có giá trị. Và một điều đáng lưu ý đó là cần phải đáp ứng đúng nhu cầu người dùng.
  • Xây dựng Internal Link chuẩn SEO, tối ưu thẻ Tag, Category.

Kết luận

Chắc chắn Google khám phá và index trang web của bạn, bất kể bạn có chọn gửi hay không. Tuy nhiên, tôi vẫn khuyên bạn nên gửi theo cách thủ công. Hãy gửi qua Search Console của Google vì nó rất đơn giản và mang lại nhiều lợi ích khác. Đây là cũng một cách đưa trang web lên google miễn phí.

Bạn cũng cần phải nhớ rằng việc index google chỉ là một phần của trận chiến. Ngay cả khi trang web bạn được index, bạn vẫn có thể không xếp hạng cao nhé.

Công cuộc xếp hạng là một công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực và công sức của bạn trong SEO Web.

Chúc bạn thành công!

Nguồn tham khảo:

  1. “How to Submit URLs to Google in 60 Seconds or Less” – WebFX
    https://www.webfx.com/blog/seo/how-to-submit-urls-to-google/
  2. “Submit URLs to Google” – Google Developers
    https://developers.google.com/search/docs/guides/submit-URLs
  3. “How to Submit Your Website to Google (And Why It Matters)” – HubSpot
    https://blog.hubspot.com/marketing/submit-website-google

​-ST-

Tin tức mới

Tin tức nổi bật